Hầu hết mọi thương hiệu đều sở hữu hệ thống nhận diện thương hiệu của riêng mình. Nhưng thực sự bạn có hiểu hết ý nghĩa và vai trò to lớn của chúng đối với sự phát triển của thương hiệu không?

Chính vì thế, ở bài viết này, TPNdesign sẽ phân tích kỹ lưỡng tất cả mọi tác động của nhận diện thương hiệu và hướng dẫn quy trình để tạo nên bộ nhận diện ưng ý nhất đến với khách hàng.

Hãy cùng đón xem!

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) là những gì thương hiệu thể hiện ra bên ngoài có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: logo, slogan, hình ảnh, typo, name card…

Một bộ nhận diện thương hiệu tốt giúp việc thiết kế thương hiệu thuận tiện hơn, tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng, giúp họ phân biệt và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.

Những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng bao gồm:

Bộ nhận diện thương hiệu giống như vẻ bề ngoài, phong cách ăn mặc của chúng ta. Nếu trong lần đầu gặp mặt, đối phương xuất hiện trong bộ dạng xuề xòa, luộm thuộm, liệu bạn còn muốn gặp gỡ người đó lần thứ hai hay không?

Bộ nhận diện thương hiệu giúp:

  • Chuyên nghiệp hóa thương hiệu
  • Thu hút khách hàng tiềm năng
  • Xây dựng lòng tin từ khách hàng và đối tác
  • Gây ấn tượng mạnh mẽ tới nhận thức của khách hàng về thương hiệu
  • Thể hiện rõ nét lĩnh vực, ngành nghề và giá trị thương hiệu theo đuổi
  • Thích nghi với các xu hướng mới trên thị trường

Hơn nữa, nó còn như “phát súng” để báo hiệu sự có mặt của bạn đến với đối thủ và khách hàng. Cho nên, đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu thật ấn tượng luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu nếu doanh nghiệp muốn có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường.

Làm thế nào để sở hữu bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất cho thiết kế thương hiệu?

Bước 1: Tìm hiểu, phân tích khách hàng

Đây là bước đầu tiên nhưng đặt nền móng cho sự thành bại của bộ nhận diện thương hiệu.

Ở giai đoạn này, thương hiệu cần giải quyết các vấn đề: Thương hiệu là ai (thuộc lĩnh vực, ngành hàng nào), đối tượng thương hiệu hướng đến là ai, các giá trị thương hiệu đem đến trên thị trường là gì, bản sắc thương hiệu có điểm gì nổi bật…

Khi kết thúc quá trình này, thương hiệu sẽ sở hữu một bản đánh giá tường tận nhất làm tiền đề cho quá trình sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả hơn.

Bước 2: Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu

Sau khi đã có đầy đủ các yêu cầu cơ bản của thương hiệu về bộ nhận diện, đây là thời điểm cho các nhà thiết kế “bay bổng” với sự sáng tạo của mình.

Quá trình lên ý tưởng bắt đầu với thứ tự sau:

Tên thương hiệu

Mọi cái tên đều cất giữ những ý nghĩa khác nhau, và tên thương hiệu cũng vậy.

Đó không chỉ là một cái tên sáo rỗng, mà tên thương hiệu mở ra một câu chuyện về hành trình của doanh nghiệp, dẫn đến lý do vì sao đặt tên ấy, mong muốn của thương hiệu đằng sau cái tên ấy là gì. Tên thương hiệu không được trùng lặp, phải dễ đọc, dễ nhớ và dễ dàng liên kết với lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động.

Hãy viết nên một câu chuyện thật lôi cuốn khiến cho khách hàng ấn tượng ngay khi lần đầu bắt gặp tên thương hiệu.

Slogan

Sau khi thống nhất tên thương hiệu, đây là lúc sáng tạo nên một câu slogan để định vị thương hiệu trên thị trường.

Slogan thường được tóm gọn trong 8 từ, đơn giản nhưng phải gây được ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ với khách hàng. Không những thế, slogan còn đồng hành xuyên suốt theo sự phát triển của thương hiệu nên nó góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Quá trình sáng tạo slogan phải đảm bảo chỉn chu, kỹ lưỡng và đòi hỏi các nhà sáng tạo phải dự đoán được các xu hướng thịnh hành trong nhiều năm sắp tới. Một số ví dụ về câu slogan ghi dấu ấn sâu sắc với khách hàng: Think Different (Apple), The Powers of Dream (Honda), Broadcast Yourself (Youtube)…

Logo

Ai cũng có thể nhận thức được tầm quan trọng của logo, không chỉ đối với người làm kinh doanh.

trungpn – thiết kế nhận diện thương hiệu Kiara

Logo là hình ảnh, biểu tượng của thương hiệu. Khi nhắc tên thương hiệu, người tiêu dùng chưa chắc đã có thể kể rành mạch tên các sản phẩm nhưng hầu hết mọi người đều liên tưởng được logo của thương hiệu. Có thể thấy, logo tác động trực tiếp và sâu đậm như thế nào trong tiềm thức của người tiêu dùng.

Sáng tạo nên logo đạt hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng. Các nhà thiết kế phải đi từ các bước: nghiên cứu thị trường, khảo sát mong muốn của thương hiệu, tìm kiếm hình ảnh liên quan đến thương hiệu, chơi đùa với màu sắc, hình khối… làm sao để nổi bật hình ảnh thương hiệu nhất có thể.

Logo muốn trường tồn lâu dài trên thị trường vừa phải khác biệt vừa đảm bảo phù hợp với xu hướng hiện tại. Hãy đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận diện được logo của bạn trên mọi phương tiện, xác định được lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động và kích thích được trí tò mò của chính họ.

Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Đã đến lúc đưa tất cả mọi ý tưởng trên bàn giấy trở thành hiện thực.

Ở bước này, các nhà thiết kế thêm thắt “gia vị” để biến hóa hình ảnh logo đẹp đẽ và ấn tượng hơn trong mắt khách hàng. Cách sắp xếp hình ảnh, sử dụng họa tiết, phối hợp màu sắc như thế nào để tác động trực tiếp đến thị giác của khách hàng nhất, định vị thương hiệu rõ ràng nhất. Đồng thời, mọi chi tiết được bổ sung phải đáp ứng yêu cầu liên kết, đồng nhất với nhau để thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu.

Bước 4: Hoàn chỉnh và hướng dẫn sử dụng

trungpn – thiết kế nhận diện thương hiệu Kiara

Thành phẩm đã hoàn tất nhưng nhiệm vụ của các nhà thiết kế chưa dừng lại ở đó.

Sử dụng bộ nhận diện thương hiệu như thế nào cho hiệu quả cũng cần một chiến lược rõ ràng. Cho nên, các nhà thiết kế phải tổng hợp tất cả những điều lưu ý về logo, cách in ấn, màu sắc, vật liệu vào một cuốn cẩm nang, đảm bảo quá trình sử dụng luôn diễn ra thuận lợi nhất.

Tóm lại, những yêu cầu cơ bản dành cho bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:

  • Khác biệt
  • Nhất quán trên mọi phương tiện truyền thông
  • Truyền tải được lĩnh vực, giá trị của thương hiệu
  • Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Kết

Đây là tất cả các khái niệm cũng như quy trình cơ bản để tạo ra một hệ thống nhận diện thương hiệu. Chúng chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm và quyết định gắn bó trung thành của khách hàng. Vì thế, các nhà thiết kế luôn phải sáng tạo ý tưởng hay ho, đón đầu mọi rủi ro, thách thức để cho ra đời bộ nhận diện ưng ý và mang màu sắc thương hiệu rõ nét nhất.

Những câu hỏi thường gặp về thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

✔️ Làm thế nào để thiết kế thương hiệu của bạn đậm nét trong tâm trí khách hàng?

Một hình ảnh thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ hiệu quả. Đây là sức mạnh mà hầu hết người xây dựng doanh nghiệp ngày nay đều công nhận. Vấn đề là làm sao để thiết kế thương hiệu hiệu quả, đủ để im đậm vào tâm trí của khách hàng?

  • Hãy hiểu khách hàng trước tiên
  • Hãy đảm bảo sự nhất quán
  • Hãy minh bạch và chính xác
  • Định vị thương hiệu
  • Xây dựng giá trị thương hiệu
  • Cảm xúc hóa thông điệp truyền tải
  • Câu chữ mạnh mẽ, hình ảnh sống động

✔️ Lợi ích của việc thiết kế thương hiệu là gì?

  • Chứng minh bạn thực sự làm kinh doanh chuyên nghiệp
  • Giúp duy trì khách hàng hiện có và phát triển khách hàng mới
  • Tăng cường sự tin tưởng của đối tác, khách hàng, nhà đầu tư
  • Giúp thương hiệu của bạn trở nên dễ nhớ, dễ đọc hơn
  • Dễ dàng phân biệt và nổi bật hơn trong ngành của bạn
  • Giúp công ty bạn có vẻ “lớn mạnh hơn” so với thực tế
  • Để thu hút nhà đầu tư hoặc dễ dàng chuyển nhượng
  • Để giải thích bạn đang kinh doanh cái gì
  • Cập nhật và đáp ứng những tiêu chuẩn trong ngành hay kinh doanh hiện đại

✔️ Chiến lược phát triển thương hiệu là gì?

Chiến lược phát triển thương hiệu là việc phân tích kỹ lưỡng về mọi yếu tố và lên kế hoạch đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn với các chiến thuật cụ thể nhằm tạo dựng thị trường riêng và định vị rõ nét điều mà thương hiệu muốn ghi dấu ấn vào khách hàng tiềm năng được xác định.

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: 

BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỐT LÕI

  • Tên thương hiệu
  • Câu khẩu hiệu (slogan)
  • Logo

BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU VĂN PHÒNG

  • Danh thiếp
  • Giấy viết thư
  • Tiêu đề thư
  • Phong bì thư
  • Hóa đơn
  • Thẻ nhân viên
  • Đồng phục nhân viên

BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU VĂN PHÒNG

  • Danh thiếp
  • Giấy viết thư
  • Tiêu đề thư
  • Phong bì thư
  • Hóa đơn
  • Thẻ nhân viên
  • Đồng phục nhân viên

BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU NGOÀI TRỜI

  • Biển hiệu công ty
  • Biển hiệu trước văn phòng
  • Biển hiệu đại lý
  • Biển quảng cáo
  • Băng rôn
  • Phương tiện vận tải
  • Phương tiện thi công

BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MARKETING

  • Brochure
  • Catalogue
  • Hồ sơ năng lực
  • Tờ rơi, tờ gấp
  • Website
  • Landing page
  • Facebook Fanpage
  • Video quảng cáo
  • Banner ads
  • Email marketing

BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU QUÀ TẶNG

  • Bút – Sổ tay- Móc khóa – Cốc uống nước
  • Mũ bảo hiểm – Áo mưa – Ô (dù)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *